Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Công an
huyện Quảng Hòa về tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng, chống tội
phạm lừa đảo trên không gian mạngCông an xã Phúc Sen thông báo đến người dân một
số phương thức thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng phổ biến hiện nay:
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin, nhất là mạng xã
hội trong những năm trở lại đây đã đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân. Tuy
nhiên, tình hình tội phạm lợi dụng triệt để việc sử dụng công nghệ cao nhằm thực
hiện hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng ngày một gia tăng với
tính chất, thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó nhận biết, tác động đến mọi mặt của
đời sống xã hội và nhân dân. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Công an huyện
Quảng Hòa về tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng, chống tội phạm
lừa đảo trên không gian mạngCông an xã Phúc Sen thông báo đến người dân một số
phương thức thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng phổ biến hiện nay:
I. PHƯƠNG THỨC, THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO
1. Giả danh là cán bộ chức năng
thông báo điều tra
- Các đối tượng lừa đảo giả danh cán bộ
Công an, Viện kiểm sát, Tòa án…gọi điện thông báo chủ thuê bao có liên quan đến
vụ án, vụ việc để đe dọa bắt giam, khởi tố điều tra, yêu cầu chuyển tiền; thông
báo sai thông tin về Căn cước để yêu cầu cài ứng dụng thu thập thông tin trái
phép.
- Đối tượng khai thác thông tin cá
nhân, tài khoản ngân hàng và yêu cầu chuyển tiền với lý do phục vụ công tác điều
tra.
- Yêu cầu người bị hại không được kể
câu chuyện vừa trao đổi cho bất kỳ ai, đồng thời tìm chỗ yên tĩnh, ở một mình,
mục đích nhằm để người bị hại không có đủ thời gian kiểm tra thông tin, không kịp
thời trình báo Cơ quan Công an.
- Sau khi lấy được thông tin do bị hại
cung cấp, các đối tượng sẽ làm giả các quyết định khởi tố, lệnh bắt người để gửi
cho bị hại nhằm khủng bố. Để bị hại tin là mình đang làm việc với cơ quan chức
năng, chúng thậm chí còn sử dụng công nghệ Deepfake, Deepvoice để tạo cuộc gọi
video giả với hình ảnh của cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án…
-Khi người bị hại lo sợ, các đối tượng
sẽ đưa ra hướng giải quyết bằng cách yêu cầu bị hại chuyển tiền đến tài khoản
“tạm giữ” để xác minh, nếu trong sạch sẽ trả lại tiền. Tuy nhiên những tài khoản
ngân hàng này là tài khoản do các đối tượng thuê, mua lại của người khác.
- Khi nhận được tiền từ người bị hại,
chúng sẽ chặn liên lạc và chiếm đoạt số tiền này.
2. Nhận
quà từ bạn nước ngoài làm quen qua mạng
- Đối tượng lừa đảo tự giới thiệu là
người nước ngoài, kết bạn, liên lạc để tạo mối quan hệ thân thiết, tình cảm với
nạn nhân thông qua mạng xã hội.
- Khi đã tạo được lòng tin ở đối
phương, đối tượng lừa đảo sẽ thông báo muốn gửi tiền, quà từ nước ngoài về Việt
Nam. Sau đó, yêu cầu người bị hại phải nộp tiền để nhận quà với các lý do khác
nhau như cước vận chuyển, thuế, phí… vào các tài khoản ngân hàng do các đối tượng
cung cấp rồi chiếm đoạt.
3.
Tuyển cộng tác viên bán hàng, yêu cầu chuyển tiền làm nhiệm vụ
- Các đối tượng mạo danh nhân viên của
các trang thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiki… lôi kéo người dùng tham
gia làm cộng tác viên bán hàng với mức hoa hồng hấp dẫn.
- Yêu cầu cộng tác viên đặt đơn hàng ảo
và phải thanh toán tiền đơn hàng trước sau đó mới nhận được tiền gốc và hoa hồng.
- Thời gian đầu, các đối tượng chỉ yêu
cầu người bị hại đặt hàng với số tiền nhỏ và đều thanh toán hoa hồng đầy đủ.
- Khi người bị hại tin tưởng, các đối
tượng sẽ đưa ra những nhiệm vụ bằng cách thanh toán đơn hàng ảo với số tiền lớn
và báo lỗi hệ thống, đồng thời yêu cầu bị hại tiếp tục làm nhiệm vụ với số tiền
lớn hơn để được nhận đầy đủ tiền gốc và hoa hồng.
- Khi người bị hại nảy sinh nghi ngờ,
chúng sẽ chặn liên lạc và chiếm đoạt toàn bộ số tiền bị hại đã chuyển.
4. Hack Facebook, zalo… nhắn tin mượn
tiền
-
Các đối tượng tạo website giả mạo giống các website thật có chứa các ô nhập
thông tin tài khoản rồi gửi đường link có chứa mã độc đến các tài khoản
Facebook, Zalo… Khi người dùng nhập tài khoản vào đường link có chứa mã độc, đối
tượng xấu dễ dàng đánh cắp mật khẩu, chiếm đoạt tài khoản ngân hàng.
-
Sau khi chiếm đoạt được tài khoản Facebook, Zalo… các đối tượng nhắn tin lừa
người thân, bạn bè của chủ tài khoản chuyển tiền để chiếm đoạt.
5. Thông báo trúng thưởng tiền, tài
sản có giá trị
Kẻ
lừa đảo sẽ gửi tin nhắn thông báo trúng thưởng xe máy, điện thoại, đồng hồ hoặc
tiền mặt… có giá trị lớn. Sau đó, yêu cầu người bị hại nạp tiền qua thẻ điện
thoại hoặc chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng để làm thủ tục nhận thưởng rồi
chiếm đoạt.
6. Kêu gọi đầu tư tài chính, tiền
điện tử, ngoại hối…
-
Đối tượng tự lập trang web công ty chứng khoán, tổ chức kinh doanh sàn ngoại hối
(forex), tiền điện tử giả. Sau đó, các đối tượng sử dụng mạng xã hội như Zalo,
Facebook, Telegram, Tinder… để đăng bài, kết bạn làm quen với người bị hại. Sau
một thời gian quen biết, đối tượng giới thiệu, dụ dỗ, lôi kéo bị hại tham gia đầu
tư tiền vào các sàn giao dịch điện tử, theo giới thiệu các sàn đều có nguồn gốc
từ nước ngoài, liên kết với nền tảng giao dịch điện tử hàng đầu thế giới, cam kết
người chơi sẽ được hưởng mức lãi suất cao nhưng lại an toàn có thể rút vốn bất
kỳ lúc nào, không cần đầu tư trí tuệ, thời gian, thậm chí người chơi còn được đội
ngũ chuyên gia của sàn hướng dẫn đặt lệnh giúp chắc chắn thắng, nhưng bản chất
các sàn này đều là phần mềm do đối tượng lập ra.
-
Khi khách hàng mới bắt đầu vào đầu tư với số tiền nhỏ lẻ từ vài trăm nghìn đến
vài trăm triệu đồng, tiền lãi sẽ tự động được cộng vào ví đầu tư và có thể rút
tiền về tài khoản bình thường. Sau thời gian này, các đối tượng dẫn dụ khách
hàng đầu tư với số tiền lớn hơn từ vài chục đến vài trăm triệu, sau đó can thiệp
vào ứng dụng để người chơi thua lỗ hoặc vẫn nhận được lãi nhưng không thể rút
tiền về tài khoản ngân hàng và yêu cầu người chơi phải đóng thêm một khoản lớn
thì mới có thể rút tiền ra rồi chiếm đoạt.
7. Chuyển nhầm tiền vào tài khoản
ngân hàng
-
Các đối tượng cố ý “chuyển nhầm” một khoản tiền đến tài khoản ngân hàng của nạn
nhân. Sau khi nạn nhân nhận được tiền, các đối tượng giả danh là người thu hồi
nợ của một công ty tài chính để liên hệ, dọa nạt và yêu cầu họ trả lại số tiền
đã nhận như một khoản vay cùng với số lãi cao.
-
Các đối tượng giới thiệu minh đang sống tại nước ngoài và muốn được nhận lại số
tiền đã chuyển khoản nhầm. Để trả lại số tiền, người nhận tiền chuyển nhầm phải
sử dụng dịch vụ chuyển tiền quốc tế qua một đường link do chúng cung cấp. Sau
khi điền xong thông tin, tài khoản và số tiền của nạn nhân sẽ bị chiếm đoạt.
8.
Lừa đảo dịch vụ “hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa đảo”
-
Đối tượng tạo lập các tài khoản ảo, không có thông tin rõ ràng về công ty, địa chỉ
hoặc các thông tin liên hệ. Đối tượng lừa đảo chạy quảng cáo các bài đăng với nội
dung "hỗ trợ lấy lại tiền", "cam kết lấy lại được tiền bị lừa",
bên dưới là những bình luận cảm ơn đã lấy lại tiền bằng những tài khoản ảo
khác.
-
Sau khi được người dùng liên hệ, các đối tượng nhiệt tình tư vấn, đồng thời
liên tục hứa hẹn, cam kết lấy lại 100% số tiền đã mất.Tiếp đó, đối tượng yêu cầu
nạn nhân cung cấp các thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, số tiền đã bị lừa
và chuyển khoản thành công "tiền phí dịch vụ".Tuy nhiên, ngay lập tức
nhân viên thông báo tài khoản ngân hàng bị lỗi và không cho rút tiền về thực chất
là chiếm đoạt.
9.
Lừa đảo chiếm quyền kiểm soát thẻ SIM
Đối
tượng mạo danh nhân viên nhà mạng gọi điện, nhắn tin cho chủ thuê bao đe dọa
khóa sim điện thoại do chủ thuê bao chưa "chuẩn hóa thông tin hoặc lấy lý
do hỗ trợ khách hàng nâng cấp SIM từ 3G lên 4G, yêu cầu khách hàng làm theo cú
pháp, truy cập đường link do chúng cung cấp. Yêu cầu chủ thuê bao phải cung cấp
thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng…
Nếu
không làm theo, SIM của chủ thuê bao sẽ bị khóa. Khi chủ thuê bao không cảnh
giác, làm theo yêu cầu của đối tượng thì thông tin của số thuê bao được chuyển
sang SIM mới của đối tượng.
Trong
thời gian chiếm quyền kiểm soát SIM, đối tượng bẻ khóa, truy cập vào các tài
khoản của chủ thuê bao gắn với số điện thoại cá nhân, nhất là tài khoản thẻ tín
dụng; mục đích chiếm quyền sử dụng số điện thoại để phá bảo mật, nhận mã OTP từ
nhà cung cấp dịch vụ hay ngân hàng để có thể bẻ khóa, xâm nhập chiếm đoạt tiền
trong tài khoản.
10.
Lừa đảo tư vấn số đánh đề, mua xổ số
Đối tượng gọi điện
đến các thuê bao di động hoặc qua mạng xã hội giới thiệu là có người nhà làm
trong các công ty xổ số có khả năng biết trước kết quả, sau đó đối tượng gửi số
lô, số đề; hứa cung cấp tiền để nạn nhân mua số lô, số đề, chia phần trăm hoa hồng
cho đối tượng; sau đó đối tượng thông tin hết tiền, đề nghị nạn nhân ứng tiền
mua số lô, số đề. Nếu may mắn trúng số lô, số đề, nạn nhân gửi tiền hoa hồng
cho đối tượng và bị chiếm đoạt.
11.
Lừa đảo giả mạo nhân viên giao hàng
-
Các đối tượng lấy thông tin liên hệ và mặt hàng đặt mua của khách hàng từ các
bình luận, tin nhắn công khai trên livestream; hoặc lợi dụng nhu cầu mua sắm trực
tuyến của người dân gia tăng các đối tượng tiến hành thu thập thông tin người đặt
hàng.
-
Sau khi thu thập được thông tin cá nhân và đơn hàng, đối tượng sẽ gọi điện thoại
cho khách hàng, xưng là nhân viên giao hàng (giao hàng tiết kiệm, giao hàng
nhanh…) của đơn vị bán hàng mà khách đã mua sản phẩm. Đối tượng chọn thời điểm
khách hàng không có mặt tại nhà (giờ hành chính) để gọi điện. Nếu khách hàng
cho biết không có mặt tại nhà, đối tượng sẽ nói để hàng trong sân nhà hoặc gửi
hàng xóm hoặc người quen… sau đó yêu cầu khách hàng chuyển tiền thanh toán đơn
hàng và chiếm đoạt.
II. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
1. Người dân cần cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện bằng
số lạ, các số máy có đầu số nước ngoài, người tự xưng là cán bộ các cơ quan Nhà
nước, đặc biệt là lực lượng Công an để thông báo yêu cầu điều tra vụ án qua điện
thoại. Lực lượng chức năng, nhất là lực lượng Công an, Viện kiểm sát, Tòa án nếu
làm việc với người dân sẽ có giấy mời, giấy triệu tập gửi cho người đó và làm
việc trực tiếp tại các trụ sở cơ quan,
không làm việc online qua mạng.
2. Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo
mật, quyền riêng tư trên các tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội; không
cho mượn, thuê các giấy tờ cá nhân liên quan, không nhận chuyển khoản ngân hàng
hoặc nhận tiền chuyển khoản của các ngân hàng cho người không quen biết.
3. Giữ bí mật, không cung cấp thông tin cá nhân, số điện
thoại, thông tin về tài khoản ngân hàng… cho bất kỳ người lạ nào gọi đến. Hạn
chế công khai ngày sinh, số Căn cước, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng
trên không gian mạng.
4. Không truy cập vào các đường link gắn kèm trong nội
dung tin nhắn lạ; không thực hiện thao tác trên điện thoại theo các cú pháp được
hướng dẫn bởi người lạ. Không tham gia đầu tư vào các sàn giao dịch tiền ảo,
sàn giao dịch ngoại hối khi chưa thực sự hiểu rõ về loại hình đầu tư này.
5. Khi tài khoản nhận được một khoản tiền “chuyển nhầm”
thì tuyệt đối không sử dụng số tiền này, đồng thời liên hệ với cơ quan chức
năng để được giải quyết.
6. Người dân có nhu cầu vay tiền cần đến các ngân
hàng, các Công ty tài chính, Tổ chức tín dụng uy tín để được hỗ trợ làm các thủ
tục vay theo đúng quy định của pháp luật. Tuyệt đối không vay tiền thông qua cá
trang web và các ứng dụng điện thoại.
7.Người dân khi nhận được cuộc gọi từ các số điện thoại
lạ gọi đến với nội dung lừa đảo như trên cần liên hệ đến số điện thoại của chỉ
huy, cán bộ Công an xã Phúc Sen để được hướng dẫn xử lý, cụ thể:
STT
|
Họ và tên cán bộ
|
Chức vụ
|
Phụ trách xóm
|
SĐT
|
|
Nguyễn
Thành Kiên
|
Trưởng
CAX
|
Phụ
trách chung
|
0868.404.999
|
|
Đặng
Khánh Ly
|
Phó
Trưởng CAX
|
Đâư
Cọ, Pắc Rằng, Phia Chang
|
09673.636.606
|
|
Bùi
Trung Bắc
|
Phó
Trưởng CAX
|
Khào,
Đoàn Kết, Quốc Tuấn
|
0913.208.969
|
|
Lục
Tiến Đạt
|
Cán
bộ
|
Quốc
Dân, Dìa Trên, Dìa Dưới, Tiến Minh
|
0365.380.722
|
|
Nguyễn
Thị Lam
|
Cán
bộ
|
Đại
Tiến
|
0845.525.377
|
Nơi nhận:
- 11 xóm (để t/h);
- Lưu: CAX.
|
|
TRƯỞNG CÔNG AN XÃ
|