Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Sơ đồ quy hoạch chung xây dựng Nông thôn mới xã Phúc Sen giai đoạn 2021 - 2030
        Xây dựng nông thôn mới là nhằm tập trung phát triển kinh tế nông thôn, tăng nhanh thu nhập của người dân, đầu tư xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng nhất là giao thông, thuỷ lợi, trường học, các công trình phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần cho người dân, bảo vệ môi trường sinh ...
 

                                                                                                                               MỤC LỤC

A. NHIỆM VỤ QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1

XÃ PHÚC SEN GIAI ĐOẠN 2021 - 2030. 1

PHẦN I - MỞ ĐẦU.. 1

1. Lý do, sự cần thiết lập quy hoạch. 1

2. Căn cứ lập quy hoạch. 1

3. Tên, địa điểm, thời gian thực hiện đồ án. 3

4. Vị trí, ranh giới; phạm vi, quy mô của đồ án. 3

5. Quan điểm, mục tiêu, tính chất, chức năng của đồ án. 3

6. Nội dung, yêu cầu của việc lập đồ án quy hoạch. 5

PHẦN II 6

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ PHÚC SEN.. 6

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN.. 6

1. Điều kiện tự nhiên. 6

2. Các nguồn tài nguyên. 7

II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT. 8

III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI 8

1. Hiện trạng dân số và phân bố dân cư. 8

2. Hiện trạng lao động và việc làm.. 8

3. Thực trạng phát triển kinh tế. 8

4. Tình hình thu nhập và đời sống. 9

IV. HIỆN TRẠNG KIẾN TRÚC CẢNH QUAN, HẠ TẦNG XÃ HỘI VÀ NHÀ Ở   9

1. Đánh giá tổng hợp về hiện trạng kiến trúc cảnh quan và các công trình hạ tầng xã hội 9

2. Thực trạng nhà ở và các khu dân cư nông thôn. 10

V. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT. 10

1. Đánh giá thực trạng hệ thống giao thông trên địa bàn xã. 10

2. Đánh giá thực trạng hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn xã. 10

3. Đánh giá thực trạng hệ thống cấp điện trên địa bàn xã. 10

4.  Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước. 10

5. Đánh giá thực trạng hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường. 10

VI. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 11

PHẦN III 12

QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ PHÚC SEN GIAI ĐOẠN 2021 - 2030. 12

I. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH.. 12

1. Dự báo tiềm năng và định hướng phát triển. 12

2. Dự báo quy hoạch tổng thể không gian toàn xã. 12

3. Dự báo dân số, lao động. 13

4. Dự báo nhu cầu đất xây dựng. 13

5. Định hướng phát triển kinh tế chủ đạo. 13

II. NỘI DUNG QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ PHÚC SEN ĐẾN NĂM 2030. 13

1. Quy hoạch sử dụng đất 13

2. Quy hoạch phát triển sản xuất 14

3. Quy hoạch phát triển mạng lưới điểm dân cư. 14

4. Quy hoạch tổng thể không gian kiến trúc khu trung tâm. 14

5. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật 15

III. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC.. 16

IV. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN   16

V. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA QUY HOẠCH   16

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP ĐỒ ÁN.. 19

1. Thời gian lập nhiệm vụ và quy hoạch. 19

2. Hình thức, thời gian và nội dung lấy ý kiến quy hoạch. 19

3. Tổ chức thực hiện. 19

VII. THÀNH PHẦN HỒ SƠ VÀ SẢN PHẨM GIAO NỘP. 19

1. Thành phần hồ sơ sản phẩm giao nộp Nhiệm vụ quy hoạch. 19

2. Thành phần hồ sơ sản phẩm giao nộp Đồ án quy hoạch. 20

PHẦN IV.. 21

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21

1. Kết luận. 21

2. Kiến nghị 21

B. DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ PHÚC SEN - GIAI ĐOẠN 2021 - 2030. 22

I. CĂN CỨ LẬP DỰ TOÁN.. 22

II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN.. 22

1. Chi phí lập đồ án quy hoạch chung xây dựng: 22

2. Các chi phí khác. 23


A. NHIỆM VỤ QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

XÃ PHÚC SEN GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

        PHẦN I - MỞ ĐẦU

       1. Lý do, sự cần thiết lập quy hoạch

Nông nghiệp, nông thôn là khu vực có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.

Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp, nông thôn Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn. Để thực hiện có hiệu quả các chính sách về phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn thì vấn đề quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã là hết sức cần thiết và cần được ưu tiên thực hiện.

Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới cấp xã được lập nhằm cụ thể hóa quy hoạch xây dựng vùng tỉnh; làm cơ sở xác định các dự án đầu tư, lập các quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn; làm cơ sở để cấp có thẩm quyền công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới cao hơn là đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Được sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân huyện Quảng Hòa, UBND xã Phúc Sen tiến hành triển khai lập “Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Phúc Sen giai đoạn 2021-2030”.

Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Phúc Sen giai đoạn 2021-2030 phải được xác định và phân tích sâu sắc những yếu tố và nguồn lực cho sự phát triển, đánh giá một cách khách quan đúng đắn thực trạng phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây của xã nhằm xác định các lợi thế so sánh, các hạn chế, những thách thức và cơ hội phải nắm bắt; khắc phục những mặt tồn tại yếu kém, định hướng phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra và đưa ra các quan điểm, mục tiêu, giải pháp, biện pháp để khắc phục khó khăn phát huy lợi thế đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững, hòa nhập với xu thế chung của huyện, của tỉnh, góp phần vào thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

     2. Căn cứ lập quy hoạch

         a) Căn cứ pháp lý:

- Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;

- Luật xây dựng ngày 18/6/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;

- Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

- Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025;

- Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn;

- Thông tư số 20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;

- Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng (QCVN 01:2021/BXD);

- Quyết định số 2183/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2021 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Quảng Hòa;

- Quyết định số 2645/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Quảng Hòa;

- Các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật về nông thôn của các Bộ, ngành liên quan;

- Công văn số 557/UBND-KTHT ngày 18/05/2022 của Ủy ban nhân dân huyện Quảng Hòa về việc triển khai lập quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2022-2030.

          b) Căn cứ các tài liệu, bản đồ

- Quy hoạch nông thôn mới xã Phúc Sen và xã Quốc Dân giai đoạn trước đến năm 2020;

- Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 huyện Quảng Hòa;

- Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Quảng Hòa;

- Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Phúc Sen nhiệm kỳ 2020-2025;

- Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, phương hướng nhiệm vụ năm 2022 xã Phúc Sen;

- Số liệu thống kê đất đai năm 2021 và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 của xã Phúc Sen.

         3. Tên, địa điểm, thời gian thực hiện đồ án

- Tên đồ án: "Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Phúc Sen giai đoạn 2021-2030 ".

- Địa điểm: Xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng.

- Thời gian thực hiện quy hoạch: 2021-2030; Phân kỳ quy hoạch 2021-2025; 2026-2030.

- Thời gian lập đồ án: Năm 2022.

        4. Vị trí, ranh giới; phạm vi, quy mô của đồ án

Thực hiện Nghị quyết số 864/NQ-UBTVQH14 ngày 10 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng nhập toàn bộ 1.854,61 ha diện tích tự nhiên của xã Quốc Dân vào xã Phúc Sen, sau khi sáp nhập xã Phúc Sen có tổng diện tích tự nhiên là 3.139,87 ha, tiếp giáp:

Vị trí địa lý:

 - Bắc giáp xã Phi Hải, TT. Quảng Uyên.

 - Đông giáp TT. Quảng Uyên, xã Chí Thảo.

 - Nam giáp xã Chí Thảo, xã Tự Do.

          - Tây giáp xã Quốc Toản.

         b) Phạm vi, quy mô

- Phạm vi lập quy hoạch là toàn bộ diện tích tự nhiên xã Phúc Sen 3.139,87 ha.

- Quy mô nghiên cứu quy hoạch gồm các xã lân cận và toàn bộ huyện Quảng Hòa... nhằm làm nổi bật được mối liên kết vùng.

         5. Quan điểm, mục tiêu, tính chất, chức năng của đồ án

       a) Quan điểm

- Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Phúc Sen giai đoạn 2021-2030 phải cụ thể hóa được quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, làm cơ sở xác định các dự án đầu tư, lập các quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

- Đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ giữa các ngành, phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực, tính khả thi trong triển khai; đáp ứng các nhu cầu trong giai đoạn hiện nay và tạo nền tảng phát triển cho các giai đoạn tiếp theo.

- Đánh giá đầy đủ các điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội trong huyện, trong tỉnh có tác động trực tiếp đến phát triển của xã, mối liên kết các xã trong huyện, trong tỉnh, trước hết là kết nối hạ tầng giao thông, quản lý tài nguyên, …

                 b) Mục tiêu:

                        - Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới là quy hoạch không gian và quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị truyền thống trên địa bàn xã.

                        - Quy hoạch phải đi trước một bước làm cơ sở xây dựng kế hoạch: sản xuất, phát triển hạ tầng, văn hóa, môi trường.

          - Quy hoạch phải đảm bảo tính hiện đại, văn minh có tính kế thừa và phát triển bền vững.

          - Quy hoạch phải tuân thủ Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Chính phủ ban hành và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chung của các cấp có thẩm quyền.

          - Quy hoạch xong phải có quy định quản lý xây dựng theo đồ án để làm cho nông thôn phát triển có trật tự, khang trang, sạch đẹp, tiết kiệm đất đai và các nguồn lực xã hội.

- Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới là cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng quản lý xây dựng trên địa bàn xã.

         c) Tính chất, chức năng

- Tính chất: Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Phúc Sen là phát triển xã Phúc Sen thành xã có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; bố trí hợp lý các điểm dân cư nông thôn; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng-an ninh được giữ vững.

- Chức năng: Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Phúc Sen, gồm các chức năng:

+ Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, sử dụng hệ thống máy móc trong sản xuất nông nghiệp nhằm giải phóng sức lao động con người, đạt năng xuất cao trong sản xuất nông nghiệp.

+ Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống của xã như làng nghề rèn sắt, đúc gang, nghề làm hương, nghề giấy bản và tự dệt thổ cẩm cho việc mặc của dân tộc mình.....

 + Chức năng sinh thái là căn bằng hệ sinh thái nhằm bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, động vật hoang dã.....

        6. Nội dung, yêu cầu của việc lập đồ án quy hoạch

        a) Nội dung quy hoạch

- Khảo sát thực địa xác định ranh giới các thôn xóm (ranh giới điểm dân cư), ranh giới xã Phúc Sen thông qua với chính quyền địa phương.

- Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã.

- Đánh giá hiện trạng kết cấu hạ tầng trên địa bàn xã (hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội).

- Cập nhật tình hình sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp của xã (trồng trọt, chăn nuôi).

- Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đề xuất các giải pháp thực hiện bảo đảm đời sống lâu dài cho người dân.

- Quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng; quy hoạch tổng thể không gian kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật của xã.

- Đề xuất các cơ chế chính sách và tổng hợp vốn đầu tư.

         b) Các yêu cầu của đồ án

- Đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ giữa các ngành, phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực, tính khả thi trong triển khai; đáp ứng các nhu cầu trong giai đoạn hiện nay và tạo nền tảng phát triển cho các giai đoạn tiếp theo.

- Đánh giá đầy đủ các điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội trong huyện, trong tỉnh có tác động trực tiếp đến phát triển của xã, mối liên kết các xã trong huyện, trong tỉnh, trước hết là kết nối hạ tầng giao thông, hạ tầng thông tin, quản lý tài nguyên, …


PHẦN II

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ PHÚC SEN

    

      I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN

          1. Điều kiện tự nhiên

Thực hiện Nghị quyết số 864/NQ-UBTVQH14 ngày 10 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng nhập toàn bộ 1.854,61 ha diện tích tự nhiên của xã Quốc Dân vào xã Phúc Sen, sau khi nhập xã Phúc Sen có tổng diện tích tự nhiên là 3.139,87 ha, tiếp giáp:

Vị trí địa lý:

 - Bắc giáp xã Phi Hải, TT. Quảng Uyên.

 - Đông giáp TT. Quảng Uyên, xã Chí Thảo.

 - Nam giáp xã Chí Thảo, xã Tự Do.

          - Tây giáp xã Quốc Toản.

         1.2. Khí hậu, thời tiết

Khí hậu của xã mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, có gió lốc, mưa đá và lũ quét cục bộ, từ tháng 5 đến tháng 9 trong năm, nhiệt độ trung bình từ 250C - 270C; mùa đông lạnh, khô hanh, có gió mùa Đông Bắc, từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 150C - 200C. Do địa hình chia cắt mạnh nên hình thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau.

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600 mm, lượng mưa thấp nhất vào tháng 01, đôi khi có mưa đá. Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau; gió mùa Đông Nam bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 9. Độ ẩm trung bình khoảng 81%, lượng nước bốc hơi trung bình 856 mm, đôi khi có sương muối xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 02 năm sau.

       1.3. Địa hình

Xã Phúc Sen có địa hình khá phức tạp, phổ biến  núi đá, xen kẽ giữa đồi núi là các thung lũng nhỏ hẹp, có độ cao thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, độ cao trung bình so với mặt nước biển trên 500m. Địa hình của chia thành 3 dạng rõ rệt:

- Địa hình núi đá vôi, chia cắt mạnh.

- Địa hình đồi, núi thấp, bậc thềm.

- Địa hình thung lũng dốc tụ.

Địa hình Phúc Sen ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất, cụ thể là các quá trình rửa trôi và tích luỹ. Quá trình rửa trôi diễn ra mạnh vào mùa mưa ở vùng núi đá chia cắt, dốc nhiều và ở vùng đồi núi thấp và bậc thềm tạo thành những thung lũng tương đối bằng phẳng, thích nghi với các loại cây lương thực và cây ngắn ngày vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.

         1.4. Thủy văn

Hệ thống suối, hệ thống kênh mương, ao nằm rải rác trong xã tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt cvà cung cấp nước sản xuất của nhân dân. Tuy nhiên, lưu lượng nước phân bố không đều và thường bị cạn kiệt nước về mùa khô nên ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và nhu cầu sử dụng nước của nhân dân.

2. Các nguồn tài nguyên

          2.1. Tài nguyên đất

Theo bản đồ thổ nhưỡng xã Phúc Sen có các loại đất chính sau: Đất phù sa (Fl), đất xám (X), đất đỏ (F), đất nâu (R), đất tích vôi (V), đất xói mòn trơ sỏi đất. Nhìn chung, thổ nhưỡng Phúc Sen cho phép phát triển đa dạng các loại cây trồng, phù hợp với các loại cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới.

          2.2. Tài nguyên nước

- Nước mặt: Với lượng mưa hàng năm khá lớn, nhưng do cấu tạo địa chất cộng với địa hình cao, dốc nên khả năng giữ nước vào mùa khô rất khó vì vậy cần có giải pháp hợp lý về công tác thủy lợi, kết hợp với nâng cao mật độ che phủ của rừng để đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong tương lai. Đánh giá về chất lượng nước cho thấy hầu hết các sông và hồ chứa trong huyện đều chưa bị ô nhiễm, tuy nhiên ở một số đoạn sông suối chảy qua các khu tập trung dân cư đã có biểu hiện ô nhiễm do nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý.

- Nước ngầm: Tài nguyên nước ngầm ở Phúc Sen chưa được khảo sát đánh giá đầy đủ, nhưng qua thăm dò thực tế của nhân dân đào và khoan giếng nước rất thuận lợi có thể đánh giá nguồn nước ngầm của xã có trữ lượng lớn.

          2.3. Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp của xã là 2.191,58 ha, chiếm 69,80% diện tích đất tự nhiên toàn xã. Toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp là đất rừng phòng hộ. Tuy nhiên thảm thực vật tự nhiên Phúc Sen có trữ lượng không cao, phân bố không đều trên toàn lãnh thổ, các vùng rừng tập trung ở những nơi hiểm trở. Các quần thể thực vật xã phân bố theo các độ cao khác nhau, trữ lượng gỗ nhỏ.

           2.4. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn xã chưa phát hiện được tài nguyên khoáng sản lớn nào trừ khoáng sản đá vôi làm nguyên vật liệu xây dựng thông thường nhưng trữ lượng không lớn, hàm lượng thấp.

Hiện nay trên địa bàn xã có 02 Mỏ khai thác khoáng sản làm VLXD có giấy phép còn hiệu lực cụ thể:

- Mỏ đá VLXD Pò Chang, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa – HTX Nho Xanh: 1,0 ha.

        - Mỏ đá Lũng Quang, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa -  Công ty TNHH khai thác vật liệu xây dựng Quảng Hòa: 1,0 ha.

          II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

    Theo kết quả thống kê đất đai và kết quả điều tra khảo sát ngoài thực địa tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính của xã là 3.139,87 ha. Năm 2021, diện tích sử dụng các nhóm đất như sau:

- Nhóm đất nông nghiệp: 2.969,67 ha, chiếm 94,58% tổng diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất phi nông nghiệp: 120,78 ha, chiếm 3,84% tổng diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất chưa sử dụng: 49,41 ha, chiếm 1,58% tổng diện tích tự nhiên.

(Nguồn: Số liệu thống kê đất đai năm 2021 của huyện Quảng Hoà)

        III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI

        1. Hiện trạng dân số và phân bố dân cư

         - Năm 2021 dân số của xã có 4.234 người với 1.009 hộ gia đình, bình quân 4,20 người/ hộ. Mật độ dân số bình quân toàn xã là 134,85 người/km2.

         - Dân số được dự báo theo phương pháp tổng quát. Căn cứ vào dân số, số hộ năm hiện trạng, tỷ lệ phát triển dân số.

+ Dự báo dân số năm 2025: 4.441 người; 1.110 hộ.

+ Dự báo dân số năm 2030: 4.714 người; 1.179 hộ.

          2. Hiện trạng lao động và việc làm

Đến năm 2021, số lao động có việc làm thường xuyên của xã là 2.898/3.047 lao động trong độ tuổi, đạt 95,11%. Số lao động có việc làm qua đào tạo là 801/3.047 lao động trong độ tuổi, đạt 26,29%.

Nhìn chung, nguồn lao động của xã khá dồi dào nhưng cơ cấu lao động chưa cân đối, số lao động trong ngành nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn; công nghiệp - thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại chưa phát triển mạnh nên chưa thu hút và điều tiết lao động giữa các ngành. Chất lượng lao động nhìn chung còn thấp, lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ lớn trong trong tổng số lao động của xã.

 (Nguồn: Thống kê dân số năm 2021 của xã Phúc Sen)

          3. Thực trạng phát triển kinh tế 

     Nền kinh tế của xã chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp. Các cây trồng chính gồm: lúa, ngô, khoai, các loại rau xanh. Các vật nuôi chủ yếu là: Trâu, bò,

 

lợn, gà. Ngoài ra, cả xã còn duy trì nghề trồng bông, dệt vải, nhuộm chàm và các ngành nghề truyền thống như: Đan lát, sản xuất vật liệu xây dựng, làm hương thắp, giấy bản và nghề rèn đúc nông cụ cầm tay. Cơ cấu kinh tế của xã trong những năm gần đây đã có bước chuyển dịch quan trọng, đúng hướng phù hợp với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng dần, tỷ trọng nông lâm nghiệp giảm dần. Trong những năm tới cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã theo hướng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - thương mại, dịch vụ - Nông, lâm nghiệp.

          3.1. Ngành nông nghiệp

          a) Trồng trọt

Đánh giá hiện trạng sản xuất trồng trọt trên địa bàn xã gồm: Diện tích các loại cây trồng trên địa bàn xã, năng suất, sản lượng.

          b) Chăn nuôi, thủy sản

Đánh giá hiện trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã bao gồm: Tổng đàn trâu, bò, lợn, gia cầm, … diện tích nuôi trồng thủy sản.

          c) Lâm nghiệp

          Đánh giá về hiện trạng rừng, thực trạng rừng, công tác quản lý bảo vệ rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng. Công tác phòng chống cháy rừng trên đại bàn xã.

          3.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

Đánh giá hiện trạng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng trên địa bàn xã.

          3.3. Thương mại, dịch vụ:

Đánh giá hiện trạng Thương mại - dịch vụ trên địa bàn xã.

(Nguồn: Theo báo cáo phát triển KT-XH năm 2021)

4. Tình hình thu nhập và đời sống

Trong những năm qua cùng với sự lãnh đạo của Đảng uỷ, HĐND-UBND và với sự cố gắng của bà con nhân dân trong xã, nền kinh tế của xã có những chuyển biến tích cực đời sống của nhân dân được cải thiện. Chương trình xoá nhà tạm, giảm hộ nghèo được quan tâm và thực hiện có hiệu quả. Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đạt 36 triệu đồng/người/năm.

           IV. HIỆN TRẠNG KIẾN TRÚC CẢNH QUAN, HẠ TẦNG XÃ HỘI VÀ NHÀ Ở

        1. Đánh giá tổng hợp về hiện trạng kiến trúc cảnh quan và các công trình hạ tầng xã hội

- Đánh giá hiện trạng kiến trúc cảnh quan khu trung tâm xã, gồm: Trụ sở UBND xã, Bưu điện xã, Nhà văn hóa xã, khu vui chơi thể thao xã …

- Đánh giá hiện trạng các công trình hạ tầng xã hội của xã, gồm: Trường học, trạm y tế, dịch vụ thương mại 2. Thực trạng nhà ở và các khu dân cư nông thôn

a) Về nhà ở: Chủ yếu là dạng nhà ở nông thôn truyền thống, nhà ven đường liên xã và các tuyến đường chính chủ yếu là nhà sàn hoặc nhà gỗ bán kiên cố có diện tích từ 300 - 400 m2. Đến nay tỷ lệ hộ có nhà đạt chuẩn của Bộ xây dựng đạt 805/1.002 nhà, đạt tỷ lệ 80,34%.

b) Khu dân cư nông thôn:        Diện tích đất khu dân cư nông thôn của xã Phúc Sen hiện có là 41,97 ha với 1.009 hộ gia đình phân bố không đồng đều, được ở thành các xóm. Bình quân đất ở 400 m2/hộ.

              Hệ thống cơ sở hạ tầng trong các khu dân cư đang dần được đầu tư và cải tạo, nâng cấp. Tuy nhiên trong các khu dân cư tỷ lệ nhà kiên cố còn rất thấp, chủ yếu là nhà tạm và nhà gỗ, nhà sàn bán kiên cố. Trước mắt cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân đặc biệt là hệ thống giao thông trong khu dân cư (chủ yếu vẫn là đường đất, lầy lội về mùa mưa và bụi về mùa khô).

 (Nguồn: Kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ năm 2022)

V. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

     1. Đánh giá thực trạng hệ thống giao thông trên địa bàn xã

Đánh giá hiện trạng hệ thống giao thông trên địa bàn xã bao gồm: các tuyến giao thông trên địa bàn xã, đường trục thôn, liên thôn xóm; đường trục chính nội đồng; chiều dài các tuyến đường, loại mặt đường …

     2. Đánh giá thực trạng hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn xã

Đánh giá hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã bao gồm: Các công trình mương thủy lợi, số km kênh kiên cố, số km kênh đất, tổng diện tích tưới, …

     3. Đánh giá thực trạng hệ thống cấp điện trên địa bàn xã

Đánh giá hệ thống cấp điện trên địa bàn xã bao gồm: Tuyến đường dây 35KV, 22KV, các Trạm biến áp, đường dây 0,4kV cấp đến các hộ; số hộ được sử dụng điện, …

     4.  Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước

Đánh giá các công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn xã bao gồm: Các công trình, số hộ được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh từ các công trình, …

     5. Đánh giá thực trạng hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường

        a) Hệ thống thoát nước mưa: Đánh giá hệ thống thoát nước mưa trên địa bàn xã bao gồm: Hiện trạng thoát nước, hệ thống mương thoát nước, …

        b) Thoát nước thải sinh hoạt: Đánh giá hiện trạng thoát nước thải trên địa bàn xã.

       c) Đánh giá hiện trạng môi trường: Đánh giá hiện trạng rác thải, chất thải trên địa bàn xã, các khu tập kết rác thải, chất thải bãi rác thải, ….

      VI. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

       - Đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã giai đoạn trước đến năm 2020, những kết quả đạt được, những khó khăn vướng mắc.

     - Rà soát, đánh giá các dự án và quy hoạch còn hiệu lực trên địa bàn xã.

- Đánh giá những tiêu chí nông thôn mới của xã so với Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 ( đến cuối năm 2021 đạt được bao nhiêu tiêu chí).


PHẦN III

QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ PHÚC SEN GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

 

      I. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH

     1. Dự báo tiềm năng và định hướng phát triển

         - Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ dân cư, công trình hạ tầng và sản xuất. Dự báo quy mô đất, xây dựng cho từng loại công trình cấp xã, thôn, bản và đất ở;

          - Dự báo loại hình, tính chất kinh tế chủ đạo như: kinh tế thuần nông, nông lâm kết hợp; chăn nuôi; tiểu thủ công nghiệp; định hướng phát triển trung tâm xã; quy mô sản xuất, sản phẩm chủ đạo, khả năng thị trường định hướng giải quyết đầu ra;

         - Định hướng phát triển hạ tầng, kinh tế (sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), môi trường trên địa bàn xã:

       - Xác định những tiềm năng của xã về nhân lực, nguồn lực kinh tế - xã hội; điều kiện tự nhiên.

- Xác định các chỉ tiêu phát triển chung và cụ thể cho từng lĩnh vực theo hướng phù hợp với tiềm năng, nguồn lực để đảm bảo tính khả thi và phát triển bền vững.

      2. Dự báo quy hoạch tổng thể không gian toàn xã

- Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã cần nghiên cứu các phương án cơ cấu tổ chức không gian, lựa chọn giải pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng của xã. Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã là căn cứ để triển khai các quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất.

- Định hướng tổ chức hệ thống khu dân cư mới và cải tạo thôn xóm cũ: Xác định qui mô dân số, chỉ tiêu đất cho từng nhóm hộ, qui mô chiếm đất và nhu cầu đất của toàn thôn. Đối với vùng nhiều sự cố thiên tai cần cảnh báo và nêu rõ các giải pháp phòng chống cho người và gia súc.

- Định hướng tổ chức hệ thống các công trình công cộng , bảo tồn công trình văn hoá lịch sử, xác định vị trí, quy mô, định hướng kiến trúc cho các công trình công cộng cấp xã; các khu vực có tính đặc thù khác;

- Định hướng tổ chức hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật toàn xã kết nối các thôn, bản với vùng sản xuất, với trung tâm xã và vùng liên xã (bao gồm hạ tầng phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống); đối với vùng nhiều sự cố thiên tai cần cảnh báo và nêu rõ các giải pháp phòng chống.3. Dự báo dân số, lao động

a) Dự báo dân số

Dân số toàn xã năm 2021 là 4.234 người với 1.009 hộ.

ð        Dự báo quy mô dân số đến năm 2025 khoảng 4.441 người; và đến năm 2030 khoảng 4.714 người; tỷ lệ tăng dân số bình quân trong giai đoạn 2021-2030, khoảng 1,20%.

b) Dự báo lao động

Lao động toàn xã năm 2021 là 3.047 lao độ

  - Dự báo đến năm 2025 có khoảng 3.197 lao động.

   - Dự báo đến năm 2030 có khoảng 3.394 lao động.

(Nguồn: Dân số được dự báo theo phương pháp tổng quát. Căn cứ vào dân số, số hộ năm 2021, tỷ lệ tăng dân số hàng năm của xã)

     4. Dự báo nhu cầu đất xây dựng

Dự báo đất cho nhu cầu phát triển xây dựng đến năm 2030 tăng khoảng 5,0 ha đến 10 ha: đất phát triển khu dân cư nông thôn, đất xây dựng các công trình công cộng, đất giao thông, đất nghĩa địa…. thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

     5. Định hướng phát triển kinh tế chủ đạo

Động lực phát triển kinh tế: Nông lâm nghiệp kết hợp với thương mại dịch vụ, phấn đấu đưa xã Phúc Sen sớm hoàn thành xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia.

      II. NỘI DUNG QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ PHÚC SEN ĐẾN NĂM 2030

     1. Quy hoạch sử dụng đất

- Xác định cụ thể diện tích các loại đất trên địa bàn xã đã được cấp huyện phân bổ.

- Xác định diện tích đất cho nhu cầu phát triển, cụ thể: diện tích đất lúa, đất trồng cây hàng năm còn lại, đất nông nghiệp khác, đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp của xã, đất nghĩa trang, nghĩa địa do xã quản lý, đất sông, suối, đất phát triển hạ tầng của xã và đất phi nông nghiệp khác.

- Trong quá trình lập quy hoạch nông thôn mới, cần xác định diện tích những loại đất khi chuyển mục đích sử dụng phải xin phép theo quy định của pháp luật hiện hành. Xác định diện tích các loại đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng.

- Lập kế hoạch sử dụng đất: Phân chia các chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng, diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng, diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng.

- Phân kỳ sử dụng đất theo 2 giai đoạn: 2021 - 2025 và 2026 - 2030.

- Hệ thống chỉ tiêu và biểu quy hoạch sử dụng đất (theo Phụ lục số 01 Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 của Bộ Xây dựng).

     2. Quy hoạch phát triển sản xuất

- Xác định tiềm năng, quy mô của từng loại hình sản xuất (những cây trồng, vật nuôi hiện là thế mạnh của địa phương và định hướng những cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương; dự báo khả năng sản xuất, sản lượng theo từng giai đoạn; Định hướng phát triển đầu ra cho sản phẩm đem lại giá trị kinh tế cao, có giá trị trên thị trường).

- Phân bổ khu vực sản xuất nông nghiệp hàng hóa ngành trồng trọt (lúa, màu, cây công nghiệp, cây ăn quả); khu chăn nuôi; khu nuôi trồng thủy sản; nhà xưởng bảo quản, chế biến; công nghiệp và dịch vụ. Hạng mục quy hoạch phải rõ vị trí theo thôn, bản.

a) Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản.

b) Quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng.

c) Quy hoạch phát triển dịch vụ, thương mại.

       3. Quy hoạch phát triển mạng lưới điểm dân cư

- Xác định quy mô dân, số hộ theo đặc điểm sinh thái, tập quán văn hóa; công trình công cộng từng thôn, khu dân cư mới;

- Xác định hệ thống thôn, bản và khu dân cư mới;

- Cơ cấu phân khu chức năng, tổ chức không gian; Yêu cầu, nguyên tắc, định hướng giải pháp tổ chức không gian kiến trúc, xác định vị trí, quy mô khu trung tâm thôn, dân cư tập trung; khu sản xuất, các khu vực có khả năng phát triển, hạn chế phát triển, khu vực không xây dựng và các nhu cầu khác; các vùng đặc thù, các công trình đầu mối, kết nối hạ tầng;

- Xác định cơ cấu phát triển không gian chung toàn xã;

- Xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của đồ án;

- Cải tạo chỉnh trang thôn, bản, nhà ở: Định hướng giải pháp tổ chức không gian ở, các qui định về kiến trúc, màu sắc, hướng dẫn cải tạo nhà, tường rào, cổng, phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, kiến trúc, vật liệu truyền thống của địa phương;

- Các chỉ tiêu cơ bản về dân số, đất, công trình công cộng thôn, khu dân cư cũ và xây dựng mới;

     4. Quy hoạch tổng thể không gian kiến trúc khu trung tâm

- Quy hoạch bố trí tổng mặt bằng không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan của trung tâm xã.

- Xác định vị trí, ranh giới, diện tích đất, dự báo quy mô xây dựng mới hoặc cải tạo, định hướng kiến trúc đặc trưng đối với khu trung tâm và từng công trình công cộng cấp xã.

- Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: giao thông, thoát nước, cấp nước, cấp điện, thoát nước thải, vệ sinh môi trường, nghĩa trang toàn xã, các thôn, bản và vùng sản xuất và liên xã, xác định hệ thống, vị trí, quy mô danh mục công trình, định hướng giải pháp cải tạo chỉnh trang, tiêu chuẩn kỹ thuật, mặt cắt chính đáp ứng yêu cầu phát triển của từng giai đoạn quy hoạch và bảo vệ môi trường.

- Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã là căn cứ để triển khai các quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất. Do vậy, cần dự tính khả năng tác động qua lại của các bước quy hoạch, nhằm xác định nhu cầu tổ chức không gian phù hợp với thực tiễn và với yêu cầu quản lý của từng ngành, theo từng giai đoạn phát triển của xã.

       5. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

           5.1. Quy hoạch hệ thống giao thông

Nghiên cứu phát triển mạng lưới đường trên địa bàn xã đường xã, đường thôn xóm, đường trục chính nội đồng kết hợp hệ thống kênh mương (hoặc đường lâm sinh kết hợp dân sinh,...); loại mặt cắt các đường; quy hoạch phát triển các công trình phục vụ giao thông như: Bến, bãi....

         5.2. Định hướng quy hoạch san nền và thoát nước

Trên cơ sở nghiên cứu sơ bộ thực tế, xác định hình thức tổ chức quy hoạch san nền cho khu vực xây dựng (về hướng chung của tổng thể; hướng các khu vực cục bộ theo các hình thức giật cấp, toàn thể,...) Nguyên tắc nghiên cứu là định hướng cốt nền hạn chế úng ngập và thoát nước thuận lợi cho từng khu chức năng và toàn khu vực; các giải pháp về chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng, xác định cao độ khống chế cho từng khu vực (tập trung vào các điểm dân cư cấp thôn); xác định hướng, mạng và lưu vực thoát nước chính.

         5.3. Định hướng quy hoạch hệ thống cấp nước

Các giải pháp cơ bản về dự báo nhu cầu dùng nước và lựa chọn nguồn cấp nước sinh hoạt, sản xuất (lưu ý sản xuất nông nghiệp); lựa chọn công nghệ xử lý nước; thiết kế mạng lưới đường ống cấp nước chính và xác định quy mô các công trình cấp nước (đối với cấp nước tập trung); biện pháp cơ bản về bảo vệ nguồn nước và công trình cấp nước.

        5.4. Quy hoạch hệ thống cấp điện

Xác định chỉ tiêu và tiêu chuẩn thiết kế; dự báo nhu cầu sử dụng điện và lựa chọn nguồn cấp điện; thiết kế mạng lưới cấp điện: Xác định số lượng, quy mô các trạm biến áp, lưới điện từ trung áp trở lên, hành lang bảo vệ các tuyến điện cao áp đi qua; Lưu ý yêu cầu về quy hoạch hệ thống điện sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.

      5.5. Quy hoạch hệ thống thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang

Các chỉ tiêu nước thải, chất thải rắn, đất nghĩa trang; các vấn đề mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải; thu gom và công nghệ xử lý chất thải rắn; quản lý, phát triển nghĩa trang nhân dân; các vấn đề về quản lý môi trường khu vực sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Nghiên cứu các đề xuất phù hợp thực tiễn địa phương.

      5.6. Quy hoạch hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất

Xác định các công trình thủy lợi tưới tiêu cần nâng cấp, sửa chữa, làm mới trong kì quy hoạch. Hệ thống giao thông nội đồng phục vụ sản xuất.

       III. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

- Đánh giá hiện trạng về môi trường tự nhiên về điều kiện khí tượng thủy văn, hệ sinh thái, địa chất, xói mòn đất, thay đổi khí hậu, chất lượng nguồn nước, không khí, chất thải rắn, nước thải, tiếng ồn, các vấn đề về dân hội, văn hóa…

- Phân tích, dự báo những tác động tích cực tiêu cực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội môi trường đô thị, đề xuất hệ thống tiêu chí bảo vệ môi trường để đưa ra các giải pháp về định hướng phát triển không gian hạ tầng kỹ thuật tối ưu.

- Đề ra các giải pháp tổng thể phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục tác động rủi ro đối với dân cư, hệ sinh thái tự nhiên, nguồn nước, không khí, tiếng ồn khi triển khai thực hiện quy hoạch.

- Lập chương trình, kế hoạch giám sát môi trường về kỹ thuật, quản quan trắc môi trường.

     IV. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Phân kỳ đầu tư theo các giai đoạn cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

2. Xác định các chương trình dự án cần ưu tiên đầu tư

   V. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA QUY HOẠCH

Đất xây dựng cho các điểm dân cư nông thôn phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương nhưng không được nhỏ hơn quy định tại Bảng 1, Bảng 2 dưới đây:

Bảng 1: Chỉ tiêu sử dụng đất điểm dân cư nông thôn của các xã

Loại đất

Chỉ tiêu sử dụng đất (m2/người)

Đất ở (đất thổ cư - các lô đất ở gia đình)

Chưa bao gồm đất vườn (thổ canh)

≥ 25

Đất xây dựng công trình dịch vụ

≥ 5

Cây xanh công cộng

≥ 2

Đất nông, lâm ngư nghiệp; đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phục vụ sản xuất

≥ 5000

          Bảng 2: Yêu cầu tối thiểu phải đảm bảo khi thực hiện quy hoạch

STT

Hạng mục

Chỉ tiêu

1

Đất ở

≥ 25 m2/người

 

- Đối với hộ nông nghiệp

≥ 250m2/hộ

 

- Đối với hộ phi nông nghiệp

≥ 120 m2/hộ

2

Cấp công sở xã

 

-

Diện tích xây dựng

≥ 1000 m2

-

Diện tích sử dụng

≤ 500 m2

3

Nhà trẻ, trường mầm non

 

 

Diện tich xây dựng

≥ 12 m2/trẻ

 

Bán kính phục vụ

≤ 1 km

 

Quy mô trường

≥ 3 - 15 nhóm , lớp

4

Trường tiểu học

 

 

Diện tich xây dựng

≥ 10 m2/hs

 

Bán kính phục vụ

≤ 2 km

 

Quy mô trường

≤ 30 lớp

 

Quy mô lớp

≤ 35 HS

 

Trường trung học cơ sở

 

 

Diện tich xây dựng

≥ 10 m2/hs

 

Bán kính phục vụ

≤ 4 km

 

Quy mô trường

≤ 45 lớp

 

Quy mô lớp

≤ 45 HS

6

Trạm y tế

 

 

Diện tích xây dựng có vườn thuốc

≥ 1000 m2

7

Trung tâm văn hóa thể thao

≥ 1.500 m2

 

Diện tích xây dựng nhà văn hóa xã

≥ 1.000 m2

 

Cụm các công trình sân bãi, thể thao

≥ 5.000 m2/cụm

8

Chợ

 

 

Quy mô diện tích

≥ 1.500 m2/ chợ

 

Diện tích đất xây dựng

≥ 16 m2/ điểm kinh doanh

 

Diện tích sử dụng

≥ 3 m2/ điểm kinh doanh

9

Điểm phục vụ bưu chính viễn thông

≥ 150 m2/ điểm

10

Nghĩa trang nhân dân

 

 

Diện tích đất XD cho 1 mộ hung táng

≤ 5 m2/ mộ

 

Diện tích đất XD cho 1 mộ cát táng

≤ 3 m2/mộ

 

Khoảng cách đến khu dân cư

 

 

Đối với hung táng

≥ 500 m

 

Đối với cát táng

≥ 100 m

11

Khu chôn lấp chất thải rắn (của xã hoặc cụm xã)

 

 

Khoảng cách ly vệ sinh

 

 

Đến khu dân cư

≥ 3000 m

 

Đến công trình khác

≥ 1000 m

 

Trạm trung chuyển đến các công trình

≥ 20 m

12

Đất cây xanh công cộng

2 m2/ người

13

Đường giao thông nông thôn

 

-

Đường từ huyện đến xã, đường liên xã, đường từ xã đến thôn, xóm

 

+

Chiều rộng phần xe chạy dành cho xe cơ giới

≥ 3,5 m/ làn xe

+

Chiều rộng và lề gia cố

≥ 1,5 m

+

Chiều rộng mặt cắt ngang đường

≥ 6,5 m

-

Đường thôn xóm, trục đường chính nội đồng, chiều rộng mặt đường

 

 

Chất lượng mặt đường

 

 

Đường từ huyện đến xã, đường liên xã, đường từ xã đến thôn xóm.

Bê tông xi măng, láng nhựa hoặc cấp phối đá dăm

 

Đường trục chính nội đồng

Cát sỏi trộn bê tông hoặc gạch vỡ xỉ than

14

Cấp điện

 

 

Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt

 

 

Điện năng

≥ 1000 KWh/người/năm

 

Phụ tải

≥ 150 w/người

 

Chỉ tiêu cấp điện cho công cộng

≥ 15% nhu cầu điện sinh hoạt

15

Tiêu chuẩn cấp nước (tập chung)

 

 

Có trang thiết bị vệ sinh và mạng lưới đường ống

≥ 80 lít/người/ngày

 

 

Có đường ống và vòi nước dẫn đến hộ gia đình

≥ 60 lít/người/ngày

 

 

Sử dụng vòi nước công cộng

≥ 40 lít/người/ngày

 

Cấp nước cho TTCN

80% tổng lượng nước sinh
hoạt

 

Nước cấp cho CCN theo loại hình công nghiệp

≥ 60% diện tích

 

16

Thoát nước

Phải có hệ thống thoát nước
thải sinh hoạt, nước mưa

 

Thu gom

≥ 80% lương nước cấp

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP ĐỒ ÁN

        1. Thời gian lập nhiệm vụ và quy hoạch

- Lập nhiệm vụ quy hoạch: không quá 01 tháng, không kể thời gian thẩm định, trình phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.

- Lập đồ án quy hoạch: không quá 06 tháng kể từ ngày phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch không kể thời gian thẩm định, tình phê duyệt đồ án.

       2. Hình thức, thời gian và nội dung lấy ý kiến quy hoạch

            a) Hình thức lấy ý kiến

- Được thực hiện bằng phiếu góp ý thông qua hình thức trưng bày công khai hoặc tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tại UBND xã hoặc giới thiệu phương án phương án quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng của UBND xã, thôn.

b) Thời gian lấy ý kiến

Thời gian lấy ý kiến cộng đồng dân về quy hoạch chung xây dựng xã:

          - 20 ngày đối vớiquan.

- 40 ngày đối với tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư.

c) Nội dung lấy ý kiến

           Nội dung lấy ý kiến về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng xã bao gồm: Những định hướng cơ bản về phát triển dân cư; các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối, hạ tầng xã hội, sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

             3. Tổ chức thực hiện

- Kinh phí lập quy hoạch                    :  Ngân sách huyện.

- Chủ đầu tư                                       :  UBND Phúc Sen

- Cơ quan thẩm định                           Phòng Kinh tế hạ tầng

- Cơ quan phê duyệt                           :  UBND huyện Quảng Hòa.

- Đơn vị lập quy hoạch                       : Theo quy định của pháp luật.

      VII. THÀNH PHẦN HỒ SƠ VÀ SẢN PHẨM GIAO NỘP

Thành phần hồ sơ đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Phúc Sen thực hiện theo Thông tư số 02/2017/TT- BXD ngày 01/3/2017 của Bộ Xây hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn, gồm:

1. Thành phần hồ sơ sản phẩm giao nộp Nhiệm vụ quy hoạch

a) Thành phần hồ sơ Nhiệm vụ quy hoạch, gồm các tài liệu sau:

TT

Tên sản phẩm

hiệu Bản vẽ

Tỷ lệ bản vẽ

1

đồ vị trí mối liên hệ vùng

QH - 01

Tỷ lệ thích hợp

2

Bản đồ ranh giới phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch chung xây dựng

QH - 02

Tỷ lệ thích hợp

3

Thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí

 

 

4

Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch

 

 

        b) Sản phẩm giao nộp Nhiệm vụ quy hoạch, gồm:

- Thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí (bản vẽ A3 và các bảng biểu số liệu có liên quan): Số lượng 07 bộ.

- Dự thảo tờ trình thẩm định và Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã: Số lượng 07 bộ.

     2. Thành phần hồ sơ sản phẩm giao nộp Đồ án quy hoạch

          a) Thành phần hồ sơ Đồ án quy hoạch, gồm các tài liệu sau:

TT

Tên sản phẩm

hiệu bản vẽ

Tỷ lệ bản vẽ

1

đồ vị trí, mối liên hệ vùng

QH - 01

Tỷ lệ thích hợp

2

Bản đồ hiện trạng tổng hợp, đánh giá đất xây dựng

QH - 02

1/10.000

3

đồ định hướng phát triển không gian toàn

QH - 03

1/10.000

4

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

QH - 04

1/10.000

5

Bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật môi trường; hạ tầng phục vụ sản xuất.

QH - 05

1/10.000

6

Thuyết minh tổng hợp

Quyển báo cáo + bản vẽ A3 + biểu số liệu

7

Tờ trình, Quyết định phê duyệt, Quy định quản quy hoạch theo đồ án Quy hoạch.

Văn bản

         b) Sản phẩm giao nộp Đồ án quy hoạch, gồm:

- Thuyết minh Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Phúc Sen giai đoạn 2021-2030 (bản vẽ A3 và các bảng biểu số liệu có liên quan): Số lượng 07 bộ.

- Dự thảo tờ trình phê duyệt và Quyết định phê duyệt Đồ án quy hoạch.

- Dự thảo quy định về quản xây dựng theo đồ án quy hoạch.

- Đĩa CD lưu giữ Thuyết minh Đồ án, các bản vẽ A0, A3 các văn bản liên quan.


PHẦN IV

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 

        1. Kết luận

Nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Phúc Sen giai đoạn 2021-2030 được lập trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng, xác định tính chất, chức năng; các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của xã.

Nhiệm vụ quy hoạch xã Phúc Sen đã khái quát được vị trí, phạm vi ranh giới, quy mô lập quy hoạch; đã đưa ra được quan điểm, mục tiêu, động lực phát triển kinh tế chủ đạo của xã.

       2. Kiến nghị

Đề nghị Phòng kinh tế và Hạ tầng, UBND huyện Quảng Hòa xem xét phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Phúc Sen giai đoạn 2021-2030, để UBND xã Phúc Sen có cơ sở triển khai các bước tiếp theo của dự án, đảm bảo đúng kế hoạch đề ra.


B. DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ PHÚC SEN - GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

 

       I. CĂN CỨ LẬP DỰ TOÁN

- Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Căn cứ Thông tư số 20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ xây dựng hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;

      II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN

Tổng dự toán = Chi phí lập đồ án quy hoạch chung xây dựng + Chi phí khác (*)

       1. Chi phí lập đồ án quy hoạch chung xây dựng:

Chi phí lập đồ án quy hoạch chung xây dựng = (Chi phí lập đồ án quy hoạch xây dựng + Chi phí lập quy hoạch sản xuất + Chi phí lập quy hoạch sử dụng đất)  (1)

     1.1. Chi phí lập đồ án quy hoạch xây dựng:

- Quy mô dân số xã Phúc Sen năm 2021 là: 4.234 người. Dự báo dân số của xã đến năm 2030 là 4.714 người <5000 người.

- Áp dụng Bảng số 09 - Phụ lục số 01 - Định mức chi phí lập đồ án, nhiệm vụ quy hoạch nông thôn Ban hành theo Thông tư số 20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị.

- Chi phí lập đồ án quy hoạch xây dựng xã Phúc Sen = 155.520.000 đồng.

- Giá trị sau thuế = 155.520.000 đồng x 1,1 = 171.072.000 đồng.

        1.2. Chi phí lập quy hoạch sản xuất

- Chi phí lập quy hoạch sản xuất được xác định theo số lượng chuyên gia tham gia xây dựng đồ án theo Phụ lục số 02 Thông tư số 20/2019/TT-BXD.

- Số chuyên gia tham gia lập quy hoạch sản xuất của đồ án là: 03 người.

- Định mức (tiền công) cho mỗi chuyên gia là: 20.000.000 đồng.

- Chi phí lập quy hoạch sản xuất = 03 người x 20.000.000 đồng/người = 60.000.000 đồng.

- Giá trị sau thuế = 60.000.000 đồng x 1,1 = 66.000.000 đồng.

        1.3. Chi phí lập quy hoạch sử dụng đất

- Chi phí lập quy hoạch sử dụng đất được xác định theo số lượng chuyên gia tham gia xây dựng đồ án theo Phụ lục số 02 Thông tư số 20/2019/TT-BXD.

- Số chuyên gia tham gia lập quy hoạch sử dụng đất của đồ án là: 03 người.

- Định mức (tiền công) cho mỗi chuyên gia là: 20.000.000 đồng.

- Chi phí lập quy hoạch sử dụng đất = 03 người x 20.000.000 đồng/người = 60.000.000 đồng.

- Giá trị sau thuế = 60.000.000 đồng x 1,1 = 66.000.000 đồng.

Thay các giá trị trên vào công thức (1) ta được:

Chi phí lập đồ án quy hoạch chung xây dựng = 171.072.000 đồng + 66.000.000 đồng + 66.000.000 đồng = 303.072.000 đồng.

      2. Các chi phí khác

   Theo Thông tư số 20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị. Nội dung của các chi phí khác bao gồm:

2.1. Chi phí lập nhiệm vụ quy hoạch

2.2. Chi phí thẩm định nhiệm vụ quy hoạch

2.3. Chi phí xin ý kiến nhân dân, các tổ chức

2.4. Chi phí thẩm định đồ án quy hoạch.

2.5. Chi phí quản lý nghiệp vụ lập đồ án quy hoạch xây dựng.

2.6. Chi phí công bố quy hoạch.

Giá trị của các chi phí khác (từ mục 2.1 đến mục 2.6) được tính toán bằng cách tra bảng và tính toán theo phương pháp nội suy của Thông tư số 20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng.

- Chi phí lập nhiệm vụ quy hoạch = 21.930.000 đồng . (Tra bảng: Bảng số 09 – Phụ lục số 01 - Thông tư số 20/2019/TT-BXD).

Giá trị sau thuế = 21.930.000 đồng x 1,1 = 24.123.000 đồng.

- Chi phí thẩm định nhiệm vụ quy hoạch = 20% Chi phí lập nhiệm vụ quy hoạch = 20% x 21.930.000 đồng = 4.386.000 đồng. (Khoản 3, Điều 6 Thông tư số 20/2019/TT-BXD).

- Chi phí xin ý kiến nhân dân, các tổ chức = 5.000.000 đồng (Khoản 4, Điều 7 Thông tư số 20/2019/TT-BXD).

Giá trị sau thuế = 5.000.000 đồng x 1,1 = 5.500.000 đồng.

- Chi phí thẩm định đồ án quy hoạch = 155.520.000 đồng x 12,3% = 19.129.000 đồng. (Tra bảng: Bảng số 11 – Phụ lục số 01 - Thông tư số 20/2019/TT-BXD).

- Chi phí quản lý nghiệp vụ lập đồ án quy hoạch = 155.520.000 đồng x 10,6% = 16.485.000 đồng. (Tra bảng: Bảng số 11 – Phụ lục số 01 - Thông tư số 20/2019/TT-BXD).

+ Chi phí công bố quy hoạch = 5.000.000 đồng (Khoản 5, Điều 7 Thông tư số 20/2019/TT-BXD).

Tổng các chi phí khác = 24.123.000 đồng + 4.386.000 đồng + 5.500.000 đồng + 19.129.000 đồng  + 16.485.000 đồng + 5.000.000 đồng = 74.623.000 đồng.

         III. TỔNG GIÁ TRỊ DỰ TOÁN

Thay các giá trị trên vào công thức (*), ta được:

Tổng dự toán = (1 + 2) = 303.072.000 đồng + 74.623.000 đồng = 377.695.000 đồng.

Bằng chữ: Ba trăm bảy mươi bảy triệu sáu trăm chín mươi lăm nghìn đồng.

TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ LẬP  QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ PHÚC SEN GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

TT

Hạng mục

Thành tiền (đồng)

I

Chi phí lập Đồ án quy hoạch

303.072.000

1

Chi phí lập quy hoạch chung xây dựng xã TL 1:10.000

171.072.000

2

Chi phí lập quy hoạch sản xuất của xã

66.000.000

3

Chi phí lập quy hoạch sử dụng đất của xã

66.000.000

II

Chi phí khác

74.623.000

1

Chi phí lập nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí

24.123.000

2

Chi phí thẩm định nhiệm vụ quy hoạch

4.386.000

3

Chi phí xin ý kiến nhân dân, các tổ chức

5.500.000

4

Chi phí thẩm định Đồ án quy hoạch

19.129.000

5

Chi phí quản lý nghiệp vụ Đồ án quy hoạch

16.485.000

6

Chi phí công bố quy hoạch

5.000.000

 

Tổng số (I + II)

377.695.000

(Chi tiết phương pháp tính toán và tổng dự toán tại Phụ lục kèm theo)


 

 

 

 

PHỤ LỤC: TỔNG HỢP KINH PHÍ LẬP QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
XÃ PHÚC SEN GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐVT: VN đồng

 

TT

Hạng mục

Ký hiệu

Văn bản áp dụng

Khối lượng

Cách tính

Định mức chi phí

Giá trị trước thuế

VAT (10%)

Giá trị sau thuế

 

I

Chi phí lập Đồ án quy hoạch

Q

 

 

 

 

275.520.000

27.552.000

303.072.000

 

1

Chi phí lập quy hoạch chung xây dựng xã TL 1:10.000

Q1

Bảng 9 TT 20/2019/TT-BXD

4.714 người

( dự báo dân số đến năm 2030)

Tra bảng

155.520.000

155.520.000

15.552.000

171.072.000

 

2

Chi phí lập quy hoạch sản xuất của xã

Q2

Phụ lục số 2 TT số 20/2019/TT-BXD

03 chuyên gia

Thuê chuyên gia

20.000.000

60.000.000

6.000.000

66.000.000

 

3

Chi phí lập quy hoạch sử dụng đất của xã

Q3

Phụ lục số 2 TT số 20/2019/TT-BXD

03 chuyên gia

Thuê chuyên gia

20.000.000

60.000.000

6.000.000

66.000.000

 

II

Chi phí khác

 

 

 

 

 

66.930.000

2.693.000

74.623.000

 

1

Chi phí lập nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí

K1

Bảng 9 TT 20/2019/TT-BXD

4.714 người

( dự báo dân số đến năm 2030)

Tra bảng

21.930.000

21.930.000

2.193.000

24.123.000

 

2

Chi phí thẩm định nhiệm vụ quy hoạch

K2

Khoản 3. Điều 6 TT 20/2019/TT-BXD

20%

 

21.930.000

4.386.000

 

4.386.000

 

3

Chi phí xin ý kiến nhân dân, các tổ chức

K3

Khoản 4. Điều 7 TT 20/2019/TT-BXD

Giá tối thiểu

 

5.000.000

5.000.000

500.000

5.500.000

 

4

Chi phí thẩm định Đồ án quy hoạch

K4

Bảng 11 TT 20/2019/TT-BXD

12,30%

Tra bảng

155.520.000

19.129.000

 

19.129.000

 

5

Chi phí quản lý nghiệp vụ Đồ án quy hoạch

K5

Bảng 11 TT 20/2019/TT-BXD

10,60%

Tra bảng

155.520.000

16.485.000

 

16.485.000

 

6

Chi phí công bố quy hoạch

K6

Khoản 5. Điều 7 TT 20/2019/TT-BXD

Giá tối thiểu

 

5000000

 

 

5.000.000

 

 

Tổng cộng (I + II)

 

 

 

 

 

 

 

377.695.000

 

 

Bằng chữ: Ba trăm bảy mươi bảy triệusáu trăm chín mươi lăm nghìn đồng./.

 

 

 

 

SƠ ĐỒ VỊ TRÍ VÀ MỐI LIÊN HỆ VÙNG

 

BIỂU ĐỒ QUY HOẠCH CHUNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Tin tức
Đăng nhập

ipv6 readyChung nhan Tin Nhiem Mang