Lịch sử phát triển xã Phúc Sen
XÃ HỘI
Phúc Sen là xã nằm về phía Đông của tỉnh Cao Bằng và phía Tây của huyện Quảng Hòa, dọc theo Quốc lộ 3 từ Thành Phố Cao Bằng đi Cửa khẩu Tà Lùng, thuận tiện cho việc giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế-xã hội.
Căn cứ Nghị quyết số 864/NQ-UBTVQH14 ngày 10 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng. Từ ngày 01 tháng 3 năm 2020, thực hiện sáp nhập toàn bộ xã Quốc Dân và xã Phúc Sen thành xã Phúc Sen.
Sau khi thực hiện sáp nhập Diện tích tự nhiên toàn xã là: 3.139,86 ha; trong đó, đất nông nghiệp: 2.964,05 ha; đất phi nông nghiệp: 97,75 ha; Đất chưa sử dụng: 78,06 ha.
- Tổng số xóm trên địa bàn xã: 11 xóm. Trong đó: Có 994 hộ; Dân cư là: 4140 người, Dân tộc Nùng: 4041 người tỷ lệ 97,6 %; Dân tộc Tày 88 người tỷ lệ 2,1 %; Dân tộc khác 11 người tỷ lệ 0,3 %. Trong đó có 242 hộ nghèo ( Tỷ lệ: 24,37 %) và 239 hộ cận nghèo (Tỷ lệ: 24,07 %).
Cả xã còn duy trì nghề trồng bông, dệt vải, nhuộm chàm, có các nghề truyền thống như: Đan lát, sản xuất vật liệu xây dựng, làm hương thắp, giấy bản và nghề rèn đúc nông cụ cầm tay.
Nhân dân xã luôn cần cù chịu khó trong lao động sản xuất, còn giữ được những nét đẹp văn hóa bản sắc của dân tộc mình, có truyền thống đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau trong cuộc sống thường ngày cũng như trong lao động sản xuất phát triển kinh tế, xã hội, có ý chí vươn lên trong cuộc sống, làm giàu chính đáng. Năm 2000 xã đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.
DÂN TỘC
Người Nùng (cụ thể là người Nùng An - dân tộc Nùng chia ra làm 13 nhánh nhỏ như Nùng An, Nùng Inh, Nùng Lòi...) chiếm đa số ở xã Phúc Sen.
Người Nùng An ở Phúc Sen có truyền thống ở nhà sàn, hiện nay do quá trình hiện đại hóa đã có một số gia đình làm nhà bằng gạch, nhà tầng, nhà cấp 4, nhưng số lượng nhà vẫn chủ yếu là nhà sàn. Trước đây người dân tự dệt vải màu chàm để làm trang phục.
Người Nùng an Phúc Sen có lễ hộii Thanh Minh diễn ra vào ngày Tiết Thanh Minh hàng năm.
Nghề rèn của người Nùng ở xã Phúc Sen đã xuất hiện ở xã Phúc Sen cách đây từ lâu. Nhờ có nghề rèn độc đáo này mà hàng năm lượng khách du lịch đến với xã Phúc Sen tương đối lớn, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn xã.